Trong các kế hoạch startup, một chiến lược Marketing hiệu quả, đúng đắn sẽ là một trong hai yếu tố cơ bản nhất để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing vững chắc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn doanh thu của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định mà còn giúp thương hiệu đó gây dựng tiếng tăm và lợi nhuận bền vững trong tương lai. Ngoài ra nó còn giúp startup kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, xây dựng thương hiệu nền tảng từ những bước đầu tiên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về chiến lược Marketing là gì? Vì sao phải xây dựng chiến lược Marketing? Và cùng điểm danh các chiến lược Marketing nổi tiếng hàng tỉ đô nhé!
Chiến lược Marketing là gì?
Khái niệm
-
- Chiến lược marketing là một chiến lược giúp các công ty có thể tiếp thị sản phẩm một cách tổng thể nhất, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn khách hàng mục tiêu. Đồng thời chuyển đổi họ từ khách hàng mục tiêu sang khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Nói một cách dễ hiểu hơn thì các chiến lược trong Marketing như là một phương tiện giúp cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nó như một chỉ dẫn cách thức giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu Marketing.
- Một kế hoạch marketing đúng đắn và hiệu quả sẽ hội tụ đầy đủ với những yêu cầu và khía cạnh như sau:
- Cho khách hàng và đối thủ thấy rõ các giá trị riêng biệt của doanh nghiệp mình.
- Tuyên bố các thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong tương lai.
- Định hình rõ những thông điệp có liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng năng của doanh nghiệp và mục tiêu sớm nhất.
- Đề ra các phương thức sẽ thực hiện một cách rõ ràng.
Nội dung
Xác định thị trường mục tiêu
-
- Bước cơ bản và quan trọng nhất khi doanh nghiệp muốn xây dựng một chiến lược marketing dài hạn đó chính là xác định đúng nguồn khách hàng hay thị trường mục tiêu của mình.
- Bạn không nên tham lam mà ôm quá nhiều. Bởi mỗi sản phẩm, dịch vụ khác nhau chỉ thực sự phù hợp với một vài nhóm đối tượng khách hàng nhất định mà thôi.
- Việc xác định đúng phân khúc khách hàng của thị trường mục tiêu cũng giống như việc bạn định hình một khung phát triển cho doanh nghiệp. Mọi hướng phát triển trong tương lai đều phải bám sát phần khung đó.
Mục tiêu chiến lược chung marketing
-
- Sau khi đã xác định và tìm thị trường mục tiêu muốn nhắm đến, bước tiếp theo chúng ta cần phải tìm kiếm mục tiêu chung cho toàn bộ các chiến lược. Một chiến dịch Marketing quảng bá sẽ không thể thành công nếu như không đề ra một đích đến cụ thể.
- Yếu tố khách quan hay chủ quan từ thị trường khách hàng sẽ có thể thay đổi nhưng mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được thì không nên thay đổi.
- Trong quá trình triển khai phễu Marketing thì sự linh hoạt trong cách triển khai là điều rất cần thiết.
Phát triển chiến lược marketing – mix
Chiến lược sản phẩm mới
-
- Chiến lược sản phẩm mới ở đây có nghĩa là phương thức duy trì hoặc hình thành mô hình của sản phẩm để đảm bảo tính hợp lý.
- Và đặc biệt, chiến lược sản phẩm mới phải chiếm ưu thế hơn với những đối thủ cạnh tranh khác trong từng giai đoạn sản xuất và phát triển của doanh nghiệp.
- Chiến lược sản phẩm mới đóng vai trò như sợi dây liên kết giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ. Từ đó hỗ trợ và định hướng các dự đoán về cung cầu, xu hướng của thị trường.
Chiến lược giá
-
- Trong chiến lược marketing thì giá luôn là mắt xích quan trọng hàng đầu. Chính vì thế giá cần phải được kiểm soát chặt chẽ và cân đối với cung cầu của thị trường.
- Giá giống như thước đo đại diện cho các giá trị của sản phẩm dịch vụ mà người mua sẵn sàng chấp nhận chi trả tiền để giải quyết nhu cầu của họ.
- Tóm lại, mấu chốt của chiến lược giá đó chính là đi giải quyết và định hình giá cân đối của sản phẩm với nhu cầu của người mua nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận.
Chiến lược xúc tiến bán
Chiến lược xúc tiến bán hàng bao gồm các hành động chiến lược để kích thích nhu cầu mua hàng, đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của sản phẩm đến khách hàng. Cụ thể như:
-
- Hoạt động quảng cáo sản phẩm
- Triển khai nhiều chương khuyến mãi để kích thích nhu cầu của người mua
- Chào hàng theo nhiều hình thức khác nhau
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để giới thiệu sản phẩm
Tất cả những hoạt động xúc tiến bán hàng trên cần phải phối hợp nhịp nhàng để đạt được các mục tiêu, giúp khách hàng biết đến và chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Nguồn lực marketing
Nguồn lực marketing bao gồm những thứ mà doanh nghiệp có khả năng để huy động phục vụ cho các hoạt động marketing. Ví dụ như:
-
- Tài sản marketing (bao gồm các chiến lược, nhân sự, hệ thống phân phối hàng hóa,..)
- Nguồn tài sản mà doanh nghiệp có thể huy động được
- Khả năng marketing năng động
Nguồn lực này giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt so với những đối thủ khác. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: “Những điều cần biết về khóa học Marketing Online“
Lợi ích của việc xây dựng các chiến lược Marketing
-
Làm việc và phát triển doanh nghiệp theo một chiến lược đã được định sẵn sẽ doanh nghiệp tiến đến mục tiêu đã đặt ra nhanh chóng và vững chắc hơn. Những chiến lược marketing đúng đắn có thể ví như một bản thiết kế trong xây dựng giúp cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc, định hình được mức chi phí.
-
Nếu doanh nghiệp không xây dựng chiến lược marketing cụ thể thì có thể sẽ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận được đúng với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Không những vậy mà còn có thể gây hao tổn đến ngân sách của doanh nghiệp khi đổ cả đống tiền vào các khâu truyền thông nhưng hiệu quả đạt được lại không như mong muốn.
-
Việc xây dựng các chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng đường, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường một cách dài hạn.
-
Trong đó các chiến lược marketing mix cho sản phẩm mới có vai trò là quyết định đến việc sản phẩm đó có được thị trường tiếp nhận hay không.
-
Mặt khác, một kế hoạch marketing chi tiết và đúng đắn còn cho phép doanh nghiệp quản lý được các hoạt động theo đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Thúc đẩy sự làm việc hăng hái của đội ngũ nhân viên, làm cho các đối tác và khách hàng thấy rõ được quy trình làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp mình.
Tìm hiểu thêm: “Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài“
Các loại hình chiến lược Marketing cơ bản
Marketing đại trà
Loại hình này thường được sử dụng để hướng đến một phạm vi thị trường cực rộng. Khi một doanh nghiệp muốn theo đuổi loại hình marketing đại trà thì đồng nghĩa họ phải chấp nhận bỏ tính khác biệt có trong từng phân khúc thị trường. Mục tiêu hướng đến phải là giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bao phủ toàn bộ thị trường.
Loại hình này luôn đề cao doanh số, sản phẩm hướng đến hơn là số đông khách hàng nên giá thành rẻ. Có như vậy, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mới đủ sức bao phủ thị trường diện rộng.
Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà, thì doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích cơ bản như sau:
-
-
Bao phủ lên nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau
-
Ít gặp phải các rủi ro
-
Chi phí đầu tư và sản xuất sản phẩm thấp
-
Chi phí cho các khâu như nghiên cứu thị trường, PR quảng bá sản phẩm thấp
-
Doanh số bán hàng theo dự kiến sẽ rất lớn
-
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thật sự thành công khi mà khách hàng không thấy rõ sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác.
Chiến lược Marketing đại trà chỉ phù hợp để áp dụng với những loại sản phẩm có tính phổ biến như (gạo, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc,..).
Marketing phân biệt
-
- Khác với loại hình Marketing đại trà, loại hình Marketing này sẽ không đầu tư nhiều cho khâu phân tích thị trường, mà lại rất đề cao về quy trình nghiên cứu thị trường.
- Khi doanh nghiệp quyết định sử dụng loại hình Marketing này, thì mỗi doanh nghiệp cần phải tham gia vào phần lớn các giai đoạn thị trường. Và ở mỗi giai đoạn thị trường khác nhau lại áp dụng các chương trình marketing riêng biệt.
- Ưu điểm của mô hình marketing phân biệt này chính là thỏa mãn tốt các nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp sản phẩm của doanh nghiệp thêm phần đa dạng và có độ phủ sóng trên diện rộng. Tuy nhiên, nguồn lực cho chi phí sản xuất và nghiên cứu thị trường lại tương đối lớn.
- Chiến lược này thông thường sẽ áp lực cho các doanh nghiệp đang có định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm và thị trường.
Marketing tập trung
-
- Đây là mô hình chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ phải dồn lực để chinh phục một mảng thị trường. Trái ngược với hai mô hình marketing trên.
- Khi dồn sức vào chỉ một giai đoạn thị trường thì sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng có được chỗ đứng trên mảng thị trường đó. Từ đó tiếp tục vững bước để tạo ưu thế độc quyền và tạo sức ảnh hưởng riêng.
- Thế nhưng khi các doanh nghiệp áp dụng chiến marketing này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng. Bởi mảng thị trường mà họ đang theo dõi không chắc có tồn tại trong thời gian lâu dài hay không.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hai nhóm đối tượng thích hợp để áp dụng chiến lược marketing tập trung này.
Tìm hiểu thêm: “Phân Biệt KOL Và Influencer“
Quy trình xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả
Phân tích tình thế chiến thuật marketing
Khi bạn đã hiểu rõ chiến lược marketing là gì, thì bạn sẽ thấy việc phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường đóng vai trò quan trọng như thế nào.
Mô hình thường được sử dụng là đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và phải tự tìm ra cách trả lời dựa theo các phương hướng chiến lược đã đặt ra.
-
- Ai sẽ là khách hàng quan trọng của doanh nghiệp?
- Sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp có gì đặc biệt?
- Vì sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
- Khi nào thì khách hàng có nhu cầu với sản phẩm?
- Khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm ở đâu trước khi lựa chọn sản phẩm?
- Làm cách nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm một cách tối ưu nhất?
Nếu đã tự trả lời được tất cả những câu hỏi trên, thì tiếp theo bạn cần phải phân tích các chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Xác định mục tiêu chiến lược
-
- Mục tiêu quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing là tìm ra các phương thức truyền thông phù hợp với doanh nghiệp nhất. Theo đó mục tiêu phải có tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi, đo lường kết quả và có tính lâu dài.
- Về khách hàng mục tiêu, thì người hoạch định chiến lược phải xác định rõ đâu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp cần nhắm đến. Bạn chỉ nên lọc ra một vài nhóm khách hàng cụ thể để đánh giá.
- Bạn hãy lưu ý rằng, chỉ nên tập chung vào các giá trị riêng để xây dựng thông điệp truyền tải để gây ấn tượng khó quên nhất đối với khách hàng. Và đừng quên lựa chọn một phương tiện truyền thông phù hợp để truyền đi thông điệp nhé.
Hoạch định chiến lược marketing
Đến giai đoạn này, thì bạn đã định hình rõ các mục tiêu chung cho chiến lược. Mọi việc cần làm là phải lên kế hoạch chi tiết nhất và theo 7p trong marketing như sau:
-
- Đội ngũ tham gia chiến lược này bao gồm những ai? Phân quyền và nhiệm vụ cụ thể.
- Lập kế hoạch sản xuất dựa trên khả năng huy động và các nguồn lực hiện có.
- Lựa chọn và xây dựng các kênh phân phối sản phẩm tối ưu để khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh nhất.
- Lựa chọn các phương tiện truyền thông để giới thiệu sản phẩm, gia tăng độ bao phủ của thương hiệu.
- Thời gian triển khai kế hoạch được diễn ra bao lâu?
- Tính toán các khoản chi phí cho khâu sản xuất, truyền thông, phân phối sản phẩm và các khoản phí có khả năng phát sinh.
- Xây dựng các chương trình để kích cầu sản phẩm như khuyến mãi, hậu mãi và chăm sóc khách hàng.
Quyết định chiến lược marketing tối ưu nhất
-
- Ở bước cuối này, thì bạn cần chọn lựa ra các chiến lược marketing có tính ưu việt và khả thi nhất. Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ nhân sự hùng hậu thì hãy chia nhỏ ra thành nhiều nhóm.
- Mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ là xây dựng một chiến lược marketing hoàn thiện và dựa theo định hướng mà leader đặt ra. Sau đó, bạn nên so sánh từng chiến lược của các nhóm và chọn ra một kế hoạch tối ưu nhất.
- Chiến lược được chọn phải phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp, phải có định hướng rõ ràng về nhóm khách hàng trọng tâm.
Tìm hiểu thêm: “Học Digital Marketing Online Như Thế Nào?“
Các chiến lược Marketing nổi tiếng
Coca-Cola: Thương hiệu nhất quán
-
- Tính tới thời điểm hiện tại thì Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với các chiến lược Marketing nổi tiếng bậc nhất. Logo của thương hiệu này là màu đỏ và trắng, được công nhận ở khắp mọi nơi và mọi người đều rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola bởi vì nó mang lại một cảm giác ấn tượng, tuyệt vời và mới mẻ.
- Họ đã giữ được bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ đã phù hợp trong hơn 130 năm qua. Mặc dù công ty đã thành lập từ nhiều năm nay, song Logo cùng với slogan trong từng chiến dịch đã quảng bá xuyên suốt một thông điệp trong suốt nhiều năm qua. Họ đã có những thay đổi để tươi mới hơn nhưng chưa bao giờ làm đánh mất bản sắc đã in sâu trong tiềm thức hàng triệu khách hàng.
- Dòng sản phẩm Coca-Cola hiện nay vẫn chiếm thị phần cực lớn trên thị trường nước giải khát của toàn cầu. Năm 1979, thương hiệu Pepsi được thành lập và đã đẩy Coca-Cola xuống hàng thứ 2 về doanh số bán nước ngọt ở thị trường Mỹ. Thế nhưng không lâu sau đó, Coca-Cola đã nhanh chóng lấy lại được vị thế số một.
- Hiện tại, Coca Cola đang sở hữu một tỷ lệ rất lớn trong thị trường nước giải khát và có rất nhiều sản phẩm dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên có một sản phẩm phổ biến nhất và khét tiếng nhất vẫn là Coke. Điều này chứng tỏ rằng chiến lược xây dựng Marketing của thương hiệu này rất dễ nhận biết, phổ biến và có tính nhất quán mới có thể giúp công ty đi được một chặng đường rất dài và thành công cho tới ngày hôm nay.
Apple: Tạo ra tin đồn
-
- Từ lâu Apple đã không cần phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới của mình với các chiến lược marketing nổi tiếng. Họ đã dựa vào chiến lược là tạo ra nhiều tin đồn hay còn gọi là Marketing truyền miệng khiến cho khách hàng sốt sắng và mong chờ các sản phẩm mới của Apple.
- Tới thời điểm năm 2018, Apple đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới đã chạm tới ngưỡng 1000 tỷ USD. Sự thành công này đã góp phần không nhỏ của các dòng thiết bị điện thoại di động, nổi bật nhất chính là các dòng điện thoại thông minh của hãng táo khuyết IPhone này.
- Theo hãng thông tin tài chính Bloomberg, kể từ khi chiếc điện thoại iPhone thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 2007, thì báo chí truyền thông đã đặc biệt yêu mến các sản phẩm của hãng này. Không cần phải nhờ đến công ty quảng cáo thì giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác mọi thông tin về sản phẩm mới của IPhone tràn lan trên nhiều mặt báo và các mạng xã hội. Điều này lại càng khiến khách hàng của họ cảm thấy hiếu kỳ hơn.
- Ngoài ra, thương hiệu Apple còn rất biết tận dụng sức ảnh hưởng của điện ảnh và các chương trình truyền hình để không ngừng nâng tầm tên tuổi và tăng nhận diện thương hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao hàng đầu luôn là chiếc Iphone đời mới nhất cộng với tiếng chuông đặc trưng đã khiến người tiêu dùng rất mê mẩn và khó thể nào quên được.
- Điều này đã minh chứng rõ nhất cho sự thành công trong việc lựa chọn chiến lược marketing mà hãng Táo khuyết đã và đang áp dụng.
Starbucks: Chiến lược Social media
Ngày nay sự hiện diện của chiến lược social media đã thay thế cho các chiến lược marketing truyền thống. Sự xuất hiện của social media trong những chiến dịch marketing đã giúp cho doanh nghiệp xác lập bản sắc của thương hiệu một cách dễ dàng và lan tỏa tầm ảnh hưởng đến với khách hàng hơn.
Thương hiệu Starbucks là một ví dụ điển hình minh chứng cho việc tận dụng tốt social media trong các chiến lược Marketing của mình. Hãng đồ uống Starbucks đã rất thành công trong việc lựa chọn và tận dụng lợi thế mà social media đem lại. Họ luôn biết cách tìm ra những điều mà khách hứng thú và mong chờ từ họ. Họ đã khai thác những gì mà người hâm mộ của muốn. Đồng thời họ đã có một tài khoản Facebook, Twitter và Instagram cũng đã cực kỳ thành công.
Một trong những lí do tạo nên sự thành công cho Starbucks đó là:
-
- Kết nối và truyền tải cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social media khác nhau.
- Họ đã chia sẻ tất cả các chiến dịch sẽ triển khai trên nền tảng social media.
- Họ luôn biết cách tiếp xúc với khách hàng và làm thỏa mãn những nhu cầu của họ.
- Tổ chức quảng cáo các sản phẩm có chương trình giảm giá
- Tổ chức các sự kiện luôn có sự hiện diện của các nghệ sĩ, ngôi sao lớn.
- Hình ảnh, video, gif mà Starbucks sử dụng rất tinh tế và dễ dàng tạo trend cho giới trẻ.
Nhờ vào việc nhận thức được vai trò và đã bắt kịp được xu hướng social media, cho nên hãng đồ uống nổi tiếng Starbucks này đã khéo léo tạo dựng được thương hiệu, khiến cho sản phẩm của họ được cả thế giới biết đến.
Colgate: Tạo niềm tin
-
-
Trong Marketing, có rất nhiều cách để quảng cáo về niềm tin của người tiêu dùng, song bên cạnh đó không có gì hiệu quả bằng việc bạn giáo dục khách hàng bằng những kiến thức rất hữu ích và chứng minh được sản phẩm của bạn có thể đem lại sự lợi ích thực sự cho người tiêu dùng. Colgate đã chọn cách tiếp cận với khách hàng của thương hiệu này trong nhiều năm qua là thiên về hướng giáo dục người tiêu dùng, cung cấp tri thức thay vì chỉ chăm chăm PR cho lợi ích của từng sản phẩm.
-
Trong mỗi chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình, Colgate luôn lồng ghép vào các chương trình hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Nhưng quan trọng hơn, người sử dụng sản phẩm khi theo dõi video còn được bổ sung thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích.
-
Họ đã cho khách hàng thấy được hậu quả của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, giải thích nguyên nhân tại sao và đưa ra các phương hướng giải quyết. Sau đó mới cho khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm kem đánh răng Colgate.
-
Colgate đã dành ngân sách Marketing hàng triệu đô la của mình để đầu tư vào các video, hình ảnh, nội dung vô cùng chất lượng, hấp dẫn và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Chính vì thế, chiến lược Marketing nổi tiếng này đã giúp thương hiệu Colgate không chỉ bán được các loại kem đánh răng mà còn trở thành một trong những sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và đáng tin cậy nhất thế giới.
-
Channel – Chiến lược Marketing nổi tiếng với 3 không
Đây là một thương hiệu thời trang sang trọng, đẳng cấp và uy tín nhất thế giới với những dòng sản phẩm cao cấp, có thiết kế tinh tế, sang trọng, có giá trị được kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Chiến lược này đã giúp cho Channel quảng bá được sản phẩm, giúp thương hiệu này tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác.
Nói không với giảm giá sản phẩm
-
-
Sở dĩ Chanel tự tin với chiến lược 3 không là bởi vì sản phẩm của họ chất lượng, có một chỗ đứng vững chắc. Phân khúc khách hàng mà họ hướng đến là những người có thu nhập cao, sành điệu và chịu chi nên họ chẳng việc gì phải giảm giá.
-
Không bán hàng trên các trang mạng xã hội
-
-
Chanel luôn quan niệm rằng, mạng xã hội chỉ là nơi để cả thế giới thấy sản phẩm của họ đẳng cấp chứ không phải là nơi để rao bán. Vậy nên, một số người không thích nên đã đánh giá Chanel hơi chảnh. Tuy nhiên, nếu khách hàng đến trực tiếp showroom, thì Chanel vẫn phục vụ rất nhiệt tình.
-
Không cần quan tâm đến đối thủ đang làm gì
-
-
Chanel chẳng thèm quan tâm đến những đối thủ khác như Gucci, Dior hay Louis Vuitton đang làm gì để điều chỉnh chiến dịch. Chanel hiếm khi đưa ra các chương trình khuyến mãi, hạ giá hay chăm sóc để nâng cao doanh nghiệp. Thay vào đó, họ sẽ âm thầm cho ra đời dòng sản phẩm có giá hạ thấp hơn so với những mặt hàng cao cấp đang bán.
-
Địa chỉ chuyên xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả và uy tín
Với nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường Marketing ở Việt Nam, Dessite luôn là một cái tên nổi bật và được nhiều người biết đến với dịch vụ Digital Marketing, dịch vụ xây dựng và cung cấp những chiến lược Marketing, tốt nhất cho các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Dessite đã tạo dựng niềm tin của mình cho mọi doanh nghiệp từ:
-
Đội ngũ chuyên viên Marketing giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao để tư vấn cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và thực hiện các khâu hiệu quả nhất.
-
Ngoài ra, Dessite còn luôn nghiên cứu và tìm hiểu từng phân khúc khách hàng, học hỏi những xu hướng Marketing của thế giới nhằm chạy đua với ngành công nghiệp phát triển chóng mặt như hiện nay.
-
Dessite luôn biết cách xây dựng mức đo lường hiệu quả cho từng kênh marketing và cung cấp các công cụ đo lường chính xác nhất cùng với báo cáo để tư vấn và trao đổi cùng với khách hàng để đẩy mạnh các kênh hiệu quả.
Nếu bạn vẫn còn chưa biết bắt đầu Marketing cho doanh nghiệp của mình từ đâu hay đang gặp các khó khăn trong việc thực hiện chiến lược Marketing hay chưa tìm được hướng đi đúng đắn, thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Công ty dịch vụ Marketing Dessite để được tư vấn về Marketing tổng thể nhất nhé.