Chiến lược Marketing là một trong những bước căn bản nhằm đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp như là tăng doanh số bán hàng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường bền vững hơn. Chiến lược marketing sẽ bao gồm tất cả các hoạt động cơ bản, ngắn hạn và dài hạn có trong các lĩnh vực marketing nhằm để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá và lựa chọn các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp với thị trường, tất cả các hoạt động đều nhằm một mục đích chung là tạo ra được lợi nhuận cho công ty. Sau đây hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu các bước để xây dựng chiến lược marketing? Và những lưu ý cần phải tránh để mỗi doanh nghiệp đều có thể tự mình lập chiến lược marketing nhé.
Chiến lược marketing là gì?
- Chiến lược marketing có thể được định nghĩa là một kế hoạch Marketing tổng thể trong quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ đến với các khách hàng. Mục đích của việc xây dựng chiến lược marketing là để giúp cho các doanh nghiệp đạt được mức độ phủ rộng rãi hơn đến cho mọi đối tượng khách hàng và làm cho họ biết đến thương hiệu của mình, trở thành những người sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Do vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing trong các doanh nghiệp ở thời buổi như hiện nay. Hoạt động này càng cấp thiết hơn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì tiềm lực về tài chính cũng như nhân lực của những doanh nghiệp này không dồi dào bằng những ông lớn. Chính vì điều này đã làm hạn chế khá nhiều về mặt lợi ích cạnh tranh do độ phủ rộng của các doanh nghiệp chưa thực sự là mạnh mẽ.
- Các chiến lược marketing cơ bản thông thường sẽ bao gồm có 4 phần chính như sau:
- Cần phải được tuyên bố giá trị của các doanh nghiệp.
- Bước tiếp theo là truyền tải được hết những thông điệp chính của doanh nghiệp đó.
- Cần phải thu thập những thông tin về tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong chiến lược marketing của mình.
- Cuối cùng thì cần phải đưa ra những giải pháp thực hiện cho các chiến lược marketing một cách cụ thể nhất.
- Tất cả mọi chiến lược marketing đỉnh cao thì đều được xây dựng dựa trên những chiến lược marketing cơ bản đã nêu trên. Vì vậy những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu xây dựng thì cần phải nắm chắc các cách để xây dựng chiến lược marketing sao cho doanh nghiệp của mình được phát triển mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm: “Những điều cần biết về khóa học Marketing Online“
Tại sao cần phải xây dựng chiến lược marketing
Sau khi bạn đã tìm hiểu được chiến lược marketing là gì và đã nắm được tầm quan trọng của nó thì bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được những quy trình marketing cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ được mục tiêu của mình. Một khi doanh nghiệp đã bắt đầu làm rõ mục tiêu của mình thì khi đó những chiến lược của họ cũng sẽ được củng cố vững chắc hơn. Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp được xây dựng một chiến lược, một quy trình marketing cụ thể thì sẽ còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như sau.
Bảo đảm tính nhất quán
-
- Hầu như các chiến dịch quảng bá cũng đều sẽ chú trọng đến các kênh truyền thông mà ở đó các nội dung quan trọng đều được lan truyền một cách rộng rãi. Ví dụ như, bạn đang những thắc mắc và bạn muốn đăng lên Blog hay mạng xã hội để nhằm tìm kiếm sự thảo luận và hướng dẫn từ giải đáp thắc mắc từ cư dân mạng. Đó cũng là một trong những cách để triển khai Content Marketing tuyệt vời. Nhờ sự tự do ngôn luận của mọi người, mà bạn có thể dễ dàng và tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình hơn thông qua hàng loạt kênh giao tiếp khác nhau.
- Tuy nhiên, có một điều mà những chuyên viên marketing thường hay mắc sai lầm đó chính là độ nhất quán của toàn bộ nội dung. Thông thường thì nội dung sẽ bị được dàn trải vào quá nhiều chủ đề khác nhau, nên dễ làm cho các khách hàng bị nhầm lẫn.
- Nếu như doanh nghiệp xây dựng chiến lược ngay từ đầu thì sẽ bảo đảm sự nhất quán cũng như sự độc đáo cho toàn bộ nội dung, đồng thời còn tạo ra thêm các hiệu ứng cộng hưởng và làm cho khách hàng nghĩ theo hướng mà mình muốn.
Thiết lập bản sắc thương hiệu
-
- Việc tạo lập những hình ảnh, video đặc trưng cho thương hiệu của doanh nghiệp thì lúc nào cũng là điều tiên quyết. Hiện nay đang có rất nhiều phân khúc thị trường đang từng bước vào thời kỳ bão hòa, bạn có thể tưởng tượng được như là hình ảnh của vô số chú chuột cứ mãi rượt đuổi theo một miếng phô mai hữu hạn. Việc chúng ta cần làm ngay bây giờ là khiến cho doanh nghiệp của mình trở nên thật khác biệt so với số đông.
- Hình thành và xây dựng chiến lược marketing sơ bộ sẽ phác thảo ra được các hướng đi đúng đắn, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình được những phong cách, tiếng nói và phương pháp tổng thể, cũng như xác định được những phương tiện truyền thông cụ thể mà doanh nghiệp có thể tận dụng và hướng đến trong tương lai.
- Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp chèo lái được con tàu của mình đi theo đúng hành trình mà chúng ta đã chọn.
Tối đa hóa được lợi nhuận
-
- Bạn có biết rằng một chiến lược Content Marketing sẽ tiết kiệm được 62% chi phí so với những phương pháp marketing truyền thống và chúng sẽ có khả năng sinh lợi nhuận lại gấp ba. Content Marketing có thể được xếp hạng và xem như là một chiến lược marketing hiệu quả nhất mọi thời đại.
- Content Marketing đúng thực sự là một sân chơi bình đẳng và công bằng. Ở đây thì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được một công ty nhỏ đang cạnh tranh với một công ty lớn hơn, tất cả những gì những doanh nghiệp nhỏ cần chỉ là một chiến lược thông minh, rõ ràng và được đầu tư kỹ lưỡng.
- Với năng suất làm việc cao hơn và ít lãng phí hơn, thì đương nhiên tỷ suất sinh lời từ vốn đầu tư ban đầu sẽ cao hơn. Kết quả là lợi nhuận mà bạn tạo ra sẽ nhiều hơn, từ đó tiến trình phát triển của doanh nghiệp cũng nhanh hơn, trong khi đó bạn sẽ tiêu tốn ít thời gian và tiền bạc hơn rất nhiều.
Cung cấp khả năng kiểm soát doanh nghiệp
- Một kế hoạch Marketing được xây dựng cụ thể sẽ giúp cho các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp sẽ được hoạt động thông suốt. Khi phát triển và xây dựng chiến lược Marketing của bạn, thì bạn sẽ đặt ra các mục tiêu và sự kiện quan trọng sẽ giúp cho bạn:
- Phân bổ được nguồn lực và ngân sách
- Thúc đẩy các hoạt động của nhóm thành viên trong doanh nghiệp
- Quản lý tốt các hoạt động của nhân viên và những nỗ lực Marketing của họ.
- Điều quan trọng là phải lập chiến lược Marketing cụ thể, nhưng nó cũng quan trọng không kém đó chính là phải luôn cập nhật và làm mới nó:
- Các bước xây dựng chiến lược Marketing không phải là một tài liệu mà bạn chỉ tạo một lần và lưu trữ trong ngăn kéo dưới cùng của bạn. Mà đó chính là một hướng dẫn sống để mà bạn có thể biết để mà phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.
Tìm hiểu thêm: “Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài“
Các bước xây dựng chiến lược marketing
Có thể bạn đang lo lắng và cho rằng việc xây dựng một chiến lược 7p trong marketing khó khăn và vất vả như việc đốn hạ một cây đại thụ vậy. Nhưng trên thực tế sẽ không quá khó nếu như bạn thực hiện theo các bước xây dựng các chiến lược marketing dưới đây.
Bước 1: Nghiên cứu khách hàng, đối thủ và rà soát tình trạng truyền thông
- Bước đầu tiên thì bạn phải nghiên cứu các nhóm đối tượng khách hàng của mình. Sau đó bạn hãy áp dụng mô hình phổ biến nhất đó là 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How). Với mô hình 5W1H này, thì bạn hãy tự trả lời là khách hàng của bạn là những ai, họ đang mua gì và mong muốn điều gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn, tại sao họ lại mong muốn như vậy, họ phát sinh nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ bắt đầu từ khi nào, họ đang tham khảo thông tin ở đâu trước khi đưa ra quyết định là mua sản phẩm và hành trình đưa ra quyết định đó diễn ra như thế nào.
- Tiếp theo, thì bạn sẽ phân tích xem là đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ giúp bạn đánh giá được các hoạt động truyền thông của đối thủ đồng thời họ sẽ tiếp thu được những ý tưởng hay cho những kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, thì việc phân tích các đối thủ sẽ giúp cho bạn dự đoán được các đường đi nước bước của đối thủ, từ đó hiểu khách hàng đang nói gì về đối thủ hơn…
- Để hoàn thành bước 1 thì trong xây dựng chiến lược marketing, thì bạn hãy thực hiện việc rà soát lại các tình trạng truyền thông mà bạn đã và đang thực hiện. Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Chiến lược marketing của bạn đã và đang thực hiện là về vấn đề gì?
- Tình trạng của các kênh truyền thông mà bạn đang sở hữu ra sao?
- Tình trạng của các kênh truyền thông mà mất phí đang như thế nào?
- Quy mô về nhân sự mà đang thực hiện marketing có gặp vấn đề gì không?
Bước 2: Xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông và công chúng mục tiêu
-
- Đích đến của việc xây dựng chiến lược marketing mix đó chính là việc xác định đúng mục tiêu truyền thông cho doanh nghiệp. Mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp phải xây dựng thật cụ thể, dễ hiểu, ngắn gọn, đo lường được và có khả quan có thể đạt được trên thực tế. Bên cạnh đó bạn cần phải xác định được thời gian để hoàn thành mục tiêu là trong bao lâu.
- Về công chúng mục tiêu, thì bạn cần phải xác định được những đối tượng mà có khả năng chính là những khách hàng mục tiêu của bạn. Sau đó thì bạn hãy cân nhắc thật kỹ và đi đến những quyết định là chọn một đến vài đối tượng có trong số đó hoặc tất cả.
- Công chúng mục tiêu thì bạn có thể là người dùng hoặc là người mua sản phẩm/dịch vụ đó hoặc là người có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của sản phẩm/dịch vụ. Từ việc xác định được các công chúng mục tiêu, thì bạn sẽ định hướng được các thông điệp truyền thông.
- Thông điệp truyền thông của chúng ta đang nói đến là được xây dựng từ những giá trị của doanh nghiệp, của sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu. Có thể sản phẩm, dịch vụ thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn đang có rất nhiều giá trị tốt nhưng nếu các thông điệp mà nói về tất cả các giá trị thì bạn đã sai. Bởi khách hàng sẽ khó có thể ghi nhớ được tất cả các giá trị của bạn và khiến giá trị lớn nhất của bạn bị mờ nhạt đi.
- Bạn hãy lựa chọn một vài giá trị lớn nhất để thực hiện thông điệp sao cho nhất quán trên sản phẩm và các phương tiện truyền thông ở một thời điểm cụ thể.
Bước 3: Sáng tạo các ý tưởng, mấu chốt quan trọng
-
- Bất kỳ một thương hiệu hay sản phẩm nào trước khi đưa ra thị trường đều cũng gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể như khi bạn thực hiện các quảng cáo nhưng mà người tiêu dùng không muốn xem, thậm chí rất ghét và từ chối. Họ ghét là bởi vì những chương trình quảng cáo đang chen vào khi họ đang xem phim, họ ghét vì bị làm phiền bởi những tờ rơi khi đi đường… Và một điều khó khăn hơn cả đó chính việc quảng cáo ngày càng rầm rộ và khiến cho người tiêu dùng không thể ghi nhớ bạn là ai.
- Bạn hãy hình dung về một ý tưởng truyền thông không thể xuất phát từ các giá trị, thương hiệu mà bạn phải xuất phát từ một giá trị khác bên ngoài thương hiệu và có thể thu hút nguồn khách hàng. Thế nhưng để có một ý tưởng đầy đủ và sáng tạo thì bạn phải kết hợp giữa các giá trị thương hiệu với giá trị bên ngoài thương hiệu.
- Để đạt được điều này, thì trước hết bạn cần phải vạch ra những cách mà bạn cho rằng có thể sẽ gây sự chú ý từ công chúng mục tiêu. Tiếp theo đó hãy kết hợp những cách đó với các thông điệp truyền thông hay nói cách khác chính là giá trị thương hiệu của bạn. Cuối cùng, bạn hãy đặt ra những câu hỏi như là: đối tượng A, đối tượng B, các đối thủ cạnh tranh của bạn, phía nhà báo sẽ phản ứng thế nào trước những ý tưởng của bạn.
- Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng sáng tạo thì bạn hãy ngồi lại ngẫm nghĩ một chút và tìm các ý tưởng từ chính thông điệp truyền thông, chính từ việc nghiên cứu ra các công chúng mục tiêu, từ những yếu tố ngữ cảnh của xã hội và từ việc học hỏi, thì sẽ tổng hợp được thành quả truyền thông đã c
Bước 4: Xây dựng các kế hoạch cụ thể trong giai đoạn đầu
- Sau khi đã đi qua 3 bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược marketing thì bước tiếp theo thì bạn hãy kết nối với tất cả lại với nhau và tạo nên một kế hoạch tổng thể.
- Cụ thể lúc này thì bạn cần phải thực hiện các việc như sau:
- Từ ý tưởng lớn để xây dựng lên ý tưởng chi tiết hơn.
- Lên các kế hoạch sản xuất về nội dung và chọn các phương tiện truyền thông để đăng tải nội dung cho phù hợp.
- Đề ra các mốc thời gian thực hiện.
- Tiếp theo, thì bạn hãy lên kế hoạch phương tiện truyền thông (Media plan) với 4 phần rõ ràng như sau: Phương tiện và hình thức truyền thông, các mốc thời gian truyền thông, ngân sách truyền thông và các chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông.
Bước 5: Thực thi theo kế hoạch
-
- Sau khi đã có bản kế hoạch Media Plan, thì bạn cần phải tiếp tục xây dựng các kế hoạch hành động hay còn gọi là Action Plan để đưa ra những việc cụ thể để cho nhân sự thực hiện.
- Action Plan này sẽ bao gồm các công việc cụ thể, deadline hoàn thành các công việc đó và người hoặc nhóm người sẽ thực hiện.
- Đây là bước rất quan trọng có trong xây dựng chiến lược marketing, để kiểm soát chất lượng của công việc mà nhân sự trong từng mảng công việc đã và đang triển khai.
Bước 6: Đo lường, giám sát và điều chỉnh tối ưu hiệu quả
-
- Một khó khăn nữa mà hầu như tất cả doanh nghiệp nào cũng gặp phải đó là giữa bộ phận marketing và bộ phận kinh doanh thường hay xảy ra mâu thuẫn. Họ sẽ thường đổ lỗi cho nhau khi làm việc không hiệu quả, cụ thể thì bộ phận marketing thường sẽ cho rằng bộ phận truyền thông đang lãng phí ngân sách của doanh nghiệp.
- Vì vậy người quản lý cần phải có những công cụ theo dõi, đo lường thật chính xác trên các nền tảng trực tuyến đồng thời theo dõi các báo cáo về nguồn khách hàng từ những bộ phận kinh doanh để đánh giá sự hiệu quả của truyền thông.
- Từ kết quả đã được đánh giá thì bạn sẽ nhận thấy mình có đang lãng phí ngân sách cho truyền thông hay không và để từ đó sẽ điều chỉnh nguồn ngân sách cũng như các chiến lược để đạt hiệu quả tối ưu nhất trong các khoản ngân sách hợp lý.
Tìm hiểu thêm: “Phân Biệt KOL Và Influencer“
Những điều cần chú ý khi xây dựng chiến lược Marketing
- Biểu mẫu để khách hàng đăng ký thông tin phải ngắn gọn, tránh dài dòng, phức tạp.
- Tạo landing page thì phải nhắm đúng mục tiêu: Nếu như landing page nhắm đúng mục tiêu khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng phân loại các thông tin đăng ký của khách hàng đúng và phù hợp với nhu cầu của họ hơn và dễ dàng thuyết phục khách hàng chuyển đổi hơn.
- Không dùng các thanh điều hướng (menu) ở trên landing page: Bạn không nên để các thanh menu trên landing page, để “giữ chân” khách hàng tại ở đây. Nếu như bạn đặt các thanh điều hướng tại landing page, thì nhiều người dùng sẽ có xu hướng là “chạy lung tung” sang những trang khác có trên website. Vì thế bạn chỉ nên bày ra những menu điều hướng này ở những trang cảm ơn, tức là khi bạn đã chuyển đổi thành công một khách hàng tiềm năng. Thì bên cạnh đó, bạn chỉ có thể chèn thêm một hoặc nhiều nút để kêu gọi hành động để thu hút họ và thêm lần nữa với những gói ưu đãi hoặc các nội dung khác.
- Chỉ nên đặt một nút kêu gọi hành động ở trên landing page: Cũng như việc bạn không nên đặt nhiều menu để điều hướng có trên landing page, thì chúng ta lại càng không nên đặt nhiều CTA với một ưu đãi khác nhau trên landing page. Khi tạo các CTA thì nên rõ ràng, tối ưu và phù hợp với website hoặc blog của bạn.
- Nếu như bạn muốn chạy quảng cáo ở trên mạng xã hội, thì bạn hãy thiết kế một landing page dành riêng và không gắn liền với website chính thức của doanh nghiệp cho chiến dịch đó. Việc làm này sẽ giúp cho việc điều hướng khách hàng tốt hơn, tránh gây ra việc khách hàng mông lung vì không biết phải làm gì để nhận được các ưu đãi của bạn.
- Nên đặt biểu mẫu để điền thông tin nằm ở ngay phần đầu trang: Biểu mẫu đăng ký thông tin thì các bạn nên đặt ngay đầu trang, để người xem có thể dễ dàng nhìn thấy và không cần phải lướt chuột quá nhiều lần xuống phía dưới.
- Bạn nên thiết kế mọi thứ thật đơn giản, càng ít thao tác thì càng tốt: Phải làm sao để cho mọi người dùng dễ dàng khi nhận được ưu đãi của bạn.
- Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu của bạn: Sẽ chẳng có ai đi đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu như bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn 1 điều rằng thương hiệu của bạn luôn luôn thống nhất từ đầu cho đến cuối, để khách hàng dễ dàng thấy và cảm nhận được.
Tìm hiểu thêm: “Học Digital Marketing Online Như Thế Nào?“
Địa chỉ chuyên xây dựng chiến lược marketing uy tín, chất lượng tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu như doanh nghiệp của bạn đang băn khoăn hoặc gặp phải những khó khăn trong việc lựa chọn ra một nhà tư vấn dày dặn kinh nghiệm để tư vấn và xây dựng chiến lược dịch vụ Digital Marketing cho doanh nghiệp mình thì bạn hãy lựa chọn Dessite.
Với đội ngũ chuyên gia và nhân viên trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về phễu Marketing với những kinh nghiệm đặc biệt sẽ xác định rõ được các vấn đề marketing, phân tích và kiến nghị, xây dựng các giải pháp để giải quyết vấn đề đó, làm tăng doanh số, nâng tầm thương hiệu. Các dịch vụ của Dessite đã và đang là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
Đội ngũ Dessite với chuyên môn vững và nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì thế nên chúng tôi luôn phân tích rõ các yếu tố về thông tin thị trường, các đối thủ cạnh tranh và đặc tính của sản phẩm/dịch vụ kỹ lưỡng trước khi xây dựng một chiến lược Marketing lâu dài hay ngắn hạn.
Dessite luôn đặt giá trị lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, mong muốn mang đến những giải pháp phát triển lâu dài cho các đối tác cộng với tinh thần trách nhiệm cao, tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp. Vì vậy nếu như quý khách có nhu cầu về dịch vụ xây dựng chiến lược marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.