Với tư cách là một nhà kinh doanh khá lâu, Thiết Kế Web – Dessite.vn chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy từ khóa Google Ads vừa hấp dẫn lại vừa cảm thấy đáng sợ. Công cụ quảng cáo google ads này hấp dẫn ở chỗ: Nếu các bạn làm đúng cách, AdWords sẽ giúp cho công ty của các bạn phát triển một cách nhanh chóng. Công cụ này lại đáng sợ ở chỗ: Nếu các bạn, người đầu tư mà làm không tốt, số tiền bỏ ra đầu tư hàng ngàn đô la của bạn đưa vào loại hình quảng cáo này sẽ biến mất hoàn toàn mà không để lại được gì ngoài rắc rối.
Do đó dù cho có là cơ hội hay là thất bại, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng vai trò của Google Ads trong việc đẩy mạnh sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để có thể khiến Google Ads trở thành thứ “hấp dẫn”? Hãy cùng Thiết Kế Web – Dessite.vn tìm hiểu Bài viết dưới đây để có thể giải thích cho bạn từ những kiến thức cơ bản nhất về loại công cụ quảng cáo này.
Google Ads là gì?
Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
-
- Google Ads là một sản phẩm của google mà bạn có thể sử dụng cho việc quảng bá doanh nghiệp, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc nâng cao mức độ nhận biết và tăng lưu lượng truy cập vào trang web, website của bạn.
- Tài khoản Google Ads của bạn sẽ được quản lý trực tuyến, vì vậy, bạn có thể tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo của mình (bao gồm cả văn bản quảng cáo, các tùy chọn cài đặt và ngân sách) tùy theo từng chiến dịch của tổ chức, công ty, các cá nhân quảng cáo bất cứ lúc nào.
- Google Ads không quy định hạn mức chi tiêu tối thiểu đối với chiến dịch quảng cáo của bạn, nên bạn có thể đặt và kiểm soát ngân sách của riêng mình. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn nơi mà quảng cáo của mình sẽ xuất hiện, đặt ngân sách phù hợp cho mình và dễ dàng đo lường được mức tác động của quảng cáo lên những người tiếp cận.
Tham khảo thêm: “Cách chạy google ads hiệu quả bạn cần biết”
Lợi ích của Google Ads
Quảng cáo google Ads cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đến các loại khách hàng bạn mong muốn thu hút và lọc ra những khách hàng mà bạn không muốn thu hút. Khi bạn quảng cáo trực tuyến thông qua Google Ads, bạn có thể sử dụng các phương pháp nhắm lên các mục tiêu khác nhau để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tốt hơn ngay khi họ đang tìm kiếm các sản phẩm hoặc các loại dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Nhằm đạt được mục tiêu tiếp thị của bạn
Tận dụng các định dạng của quảng cáo và tính năng khác nhau của google ads để có thể tùy chỉnh quảng cáo của bạn theo các mục tiêu kinh doanh khác nhau tùy theo chiến dịch của bạn, như là thêm nút “Gọi” để có thể nhấp vào quảng cáo của bạn để nhận nhiều cuộc gọi điện thoại hơn hoặc có thể sử dụng quảng cáo bằng video để có thể giới thiệu thương hiệu của bạn một cách tốt hơn.
Dưới đây là một số mục tiêu tiếp thị phổ biến có thể phù hợp với mục đích của bạn:
-
- Thực hiện các hành động trên trang web của bạn
- Ghé thăm cửa hàng của bạn thông qua quảng cáo
- Gọi điện thoại cho doanh nghiệp của bạn
- Cài đặt ứng dụng của bạn trên trang web
Nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn bằng các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn
Khi quảng cáo dọc theo kết quả tìm kiếm trên Mạng tìm kiếm của Google, bạn chọn các từ khóa liên quan nhằm giúp bạn nhắm các mục tiêu quảng cáo của bạn đến những người tìm kiếm những cụm từ có liên quan đến cách tìm từ khóa trên google ads của bạn.
Bạn còn cũng có thể tùy chọn hiển thị quảng cáo của bạn vào những thời điểm nhất định trong ngày và chỉ định vị trí và ngôn ngữ của quảng cáo của bạn.
Cụ thể về đối tượng mục tiêu của bạn
Khi bạn bắt đầu quảng cáo trên trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động hiển thị quảng cáo của Google (được gọi là Mạng hiển thị của Google) và YouTube, thậm chí bạn còn có thể nhắm các mục tiêu cụ thể hơn nữa bằng cách chọn tuổi của những người mà bạn muốn tiếp cận, loại trang web mà họ truy cập và lĩnh vực mà họ quan tâm.
Nhằm đo lường hiệu suất quảng cáo của bạn
Nhằm nhanh chóng theo dõi được hiệu quả của quảng cáo của bạn và có thể dễ dàng thay đổi để có thể cải thiện kết quả cho quảng cáo của bạn.
Có thể quảng cáo trên nhiều nền tảng
Bạn có thể kết nối tới khách hàng dù họ ở đâu trên máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động hay thậm chí là trong ứng dụng!
Tham khảo thêm: “Hướng dẫn cách tạo 1 tài khoản MCC Google Ads”
Có nên sử dụng Google Ads không?
Trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện tại. Việc có rất nhiều các nền tảng xã hội tốt cho bạn những lựa chọn quảng cáo cho sản phẩm là hiển nhiên.
Các kênh tiêu biểu có thể kể đến như Facebook và Instagram Ads, Twitter Ads, Pinterest Promoted Pins,v.v… Ngay cả Google cũng không phải là nền tảng quảng cáo tìm kiếm duy nhất trong thời đại hiện nay. Bên cạnh nó còn có các nền tảng khác như: Bing Ads, Yahoo Ads hay Microsoft Ads.
Tuy nhiên, không vì sự hiện diện của nhiều những nền tảng khác mà Google AdWords trở nên yếu kém hơn so với các nền tảng khác. Các doanh nghiệp vẫn luôn đánh giá kênh quảng cáo của google là nơi tiếp cận khách hàng tốt nhất.
Google với bề dày lịch sử của mình đã trở thành công cụ tìm kiếm quen thuộc phổ biến nhất với người dùng. Và số lượng người dùng tìm kiếm sản phẩm trên google hiện nay là rất lớn.
Vì thế, để sản phẩm của bạn đến với những khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn nhất và nhanh chóng nhất thì Google Ads luôn là một công cụ đáng để thử và tin tưởng đấy!
Tham khảo thêm: “Tổng hợp bảng giá chạy quảng cáo Google Ads”
Các dạng quảng cáo Google
Không giống như các nền tảng quảng cáo khác như Facebook hay Instagram. AdWords (google ads) có nhiều dạng quảng cáo khác nhau như: Google Search Network, Google Display Network, Google shopping ads, Youtube Ads, GmailAds.
Tùy loại hình của sản phẩm và đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận, bạn có thể lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp với từng dự án của bạn.Chúng tôi liệt kê hai loại hình thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng phổ biến như sau:
-
- Thông qua các công cụ tìm kiếm của Google (Google Search Network – GSN)
- Thông qua các trang mạng hiển thị của Google (Google Display Network – GDN)
Hai dạng quảng cáo này tuy có các kiểu tiếp cận khá khác nhau nhưng chúng đều sử dụng chung hệ thống đặt thầu PPC. Bạn cần phải đặt giá thầu để quảng cáo hiển thị tốt hơn tới những khách hàng tiềm năng.
Thông qua các công cụ tìm kiếm của Google (Google Search Network – GSN)
Đối với GSN, các quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị lên trang kết quả khi khách hàng của bạn tìm kiếm các cách chọn từ khóa google adwords có liên quan mà bạn đã chọn khi bắt đầu đặt quảng cáo.
Ví dụ khi bạn kinh doanh mặt hàng là“đồng hồ”. Bạn cần phải đặt giá thầu để quảng cáo của mình hiển thị mỗi lần người dùng tìm kiếm theo từ khóa.
Ví dụ từ khóa: “đồng hồ Casio”
Kết quả tìm kiếm từ google sẽ cho ra từ 1 đến 3 quảng cáo ở đầu bài viết bạn tìm kiếm. Những quảng cáo này sẽ được đánh dấu là “Ad” ở bên cạnh những URL của trang để phân biệt với các kết quả tìm kiếm tự nhiên khác.
Kiểu quảng cáo này là rất hữu hiệu nếu bạn đang muốn thăm dò các khách hàng tiềm năng của mình trong giai đoạn ban đầu.
Ngoài ra, trang kết quả đôi khi còn cho ra các kết quả với Google Shopping Ads ở ngay trên đầu trang tìm kiếm.
Thông qua các trang mạng hiển thị của Google (Google Display Network – GDN)
Hầu hết mọi người đều đã rất thân thuộc với các dạng quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm, vậy còn Google Display Network thì sao?
GDN hoạt động rất khác so với dạng quảng cáo GSN ở trên. Thay vì hiển thị các quảng cáo ở trang kết quả tìm kiếm, Google sẽ đưa quảng cáo của bạn hiển thị lên những trang web, website (mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể sử dụng).
Dưới đây là ví dụ về một quảng cáo Display Network .
Khi sử dụng dạng quảng cáo display Network này. Đối tượng khách hàng hướng đến thường là những người không tìm kiếm các từ khóa liên quan đến mặt hàng mà bạn kinh doanh.
Đánh vào tâm lý này “chúng ta thường không biết mình mong muốn điều gì cho đến khi nhìn thấy những thứ mình cần”. Việc hiển thị quảng cáo trên các trang mà họ sử dụng sẽ như nút công tắc nhằm nhắc nhở các khách hàng rằng họ cần các “sản phẩm” này trong cuộc sống thường ngày của họ. Từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty của mình.
Chạy GDA
Chạy GDA cũng là một trong những sự lựa chọn xuất sắc cho việc chạy remarketing google ads (tiếp thị lại). Bạn có thể áp dụng cách này cho các đối tượng khách hàng đã và đang truy cập vào trang web của doanh nghiệp mình. Từ đó nhắc nhở họ về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh cũng như khuyến khích mua hàng một cách nhanh chóng.
Tham khảo thêm: “Những ký tự đặc biệt được sử dụng trong Google Ads”
Những lưu ý khi chạy Google Ads
Chạy nhiều quảng cáo một lúc
Như đã được đề cập ở những phần trên, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên chạy nhiều quảng cáo phù hợp với từng mục tiêu cụ thể.
Bạn có thể tạo nhiều chiến dịch để có thể chạy quảng cáo, từ đó có thể tìm ra được loại hình chuyển đổi tốt nhất dành cho doanh nghiệp mình.
Mỗi chiến dịch quảng cáo này sẽ bao gồm những nhóm quảng cáo nhỏ. Mỗi nhóm quảng cáo nhỏ này sẽ bao gồm những từ khóa liên quan tương tự và đưa đến landing page phù hợp.
Ví dụ: Đối với các cửa hàng thiết bị điện tử, một nhóm các quảng cáo có thể dành riêng cho mặt hàng TV trong khi các nhóm khác là dành cho tủ lạnh. Dù khác biệt như vậy nhưng hai nhóm này vẫn có thể nằm chung trong cùng 1 chiến dịch của bạn.
Các nhóm quảng cáo trong cùng một chiến dịch cũng có thể chia sẻ cùng cài đặt ngân sách, vị trí và các cài đặt nhắm mục tiêu từ đó sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức hơn cho việc quảng cáo.
Nếu bạn muốn nhắm đến các loại thiết bị như: di động, máy tính,v.v… hoặc các vị trí khác nhau. Bạn cần phải tách chúng ra thành các chiến dịch riêng biệt và từ đó gây nên mất nhiều nhân công cơn cho việc cài đặt và thiết lập quảng cáo.
Đánh giá chiến dịch của bạn một cách hiệu quả
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng quảng cáo google ads đó là khả năng theo dõi quảng cáo.
Sử dụng những công cụ theo dõi này, bạn có thể xác định được việc quảng cáo mà bạn vừa chạy có hoạt động tốt hay không, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch của mình.
Trong những trường hợp là doanh nghiệp nhỏ, thì có 2 loại chuyển đổi phổ biến bao gồm:
-
- Đối với website: Khi các khách hàng nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập landing page và thực hiện những hành động mà bạn mong muốn.
- Đối với quảng cáo điện thoại: Khi một người dùng gọi điện thoại cho bạn bằng cách nhấn nút CTA gọi trên website của bạn hoặc trên landing page của bạn.
Để có thể theo dõi những loại chuyển đổi này, bạn sẽ cần phải có thêm sự trợ giúp của Google Analytics.
Google’s Quality Score – Điểm chất lượng Google
Google cũng có thể theo dõi và đánh giá các quảng cáo của bạn, từ đó xác định vị trí mà quảng cáo nên được hiển thị. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng bao gồm:
-
- Mức độ liên quan của landing page với các từ khóa bạn lựa chọn.
- Tỷ lệ nhấp dự kiến và CTA của bạn
- Mức độ liên quan của những quảng cáo với từ khóa mà bạn cài đặt ban đầu
Bạn cũng có thể kiểm tra điểm chất lượng của mình ở cột Qual. score ở bảng Keyword. Thang điểm ở đây được tính là 10. Hãy lưu ý để có thể sửa đổi quảng cáo và website phù hợp để nâng điểm chất lượng quảng cáo của mình lên nhé.
Tham khảo thêm: “Cách tạo tài khoản Google Ads như thế nào?”
Cách thiết lập Google Ads
Trước khi bắt tay vào chạy AdWords, bạn cần phải xác định được các mục tiêu cụ thể cho dự án của mình.
Có thể bạn sẽ nghĩ đến mục tiêu “sale nhiều hơn”, một khởi đầu nghe thì có vẻ ổn nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Bạn sẽ cần phải đi vào các vấn đề chi tiết hơn khi muốn sử dụng công cụ quảng cáo online một cách tốt nhất.
Vì lẽ đó, nếu bạn là một doanh nghiệp đã và đang muốn sử dụng công cụ Google Ads, bạn có thể tham khảo một số mục tiêu cụ thể mà chúng tôi ví dụ sau đây:
-
- Tạo doanh số cho website của mình.
- Thúc đẩy người dùng đăng ký tài khoản trên website của bạn
- Thúc đẩy người dùng đăng ký email
- Lead Generation – tạo ra danh sách các khách hàng tiềm năng
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và thu hồi giá trị.
Sau khi đã xác định được các mục tiêu, hãy bắt tay vào cài đặt tài khoản quảng cáo cho mình, cho doanh nghiệp mà bạn đang muốn tiến hành chạy quảng cáo.
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Ads
Để đăng ký dịch vụ này của Google thì trước tiên bạn cần phải có một tài khoản Gmail. Vì thế nếu bạn vẫn chưa có tài khoản Gmail thì hãy tạo ngay một tài khoản đi nhé. Đừng lo lắng gì cả vì tạo Gmail rất đơn giản và nhanh chóng, nó cũng rất tiện lợi cho công việc của bạn sau này.
Sau khi đã có Gmail, bạn truy cập vào Google AdWords website. Điền địa chỉ email vào phần trả lời what is your email address? và điền tên website mà bạn muốn quảng cáo vào phần what is your website?.
Sau khi đã điền đầy đủ các thông tin và nhấn continue. Khi đó bạn sẽ được điều hướng đến trang bên dưới để tạo chiến dịch (campaign) của bạn.
Tại đây bạn có thể chọn cho mình ngân sách (Budget), các đối tượng mục tiêu (Target audience), đặt giá thầu cho chiến dịch (Bids) và tạo các bản sao cho quảng cáo.
Bước 2: Set Your Budget – Đặt ngân sách
Xác định ngân sách cho chiến dịch của mình là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong danh sách những việc cần làm. Việc đặt ra hạn mức ngân sách hàng ngày sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ không chi quá tay cho việc quảng cáo.
Để có thể tính ra ngân sách hàng ngày, bạn sẽ cần xác định được số lượng mà khách hàng truy cập landing page. Từ đó mà landing page có thể chuyển đổi thành đối tượng khách hàng cụ thể. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể chọn con số trung bình cho mình nhằm tránh việc quá tay trong ngân sách hàng ngày.
Theo như WordStream, tỷ lệ chuyển đổi trung bình giữa các ngành thường rơi vào khoảng 2.35%. Điều này có nghĩa là trung bình chỉ có khoảng 2.35% người dùng có khả năng cao trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo số liệu chuyển đổi trung bình của ngành hàng mà mình đang kinh doanh. Nhờ đó có thể tìm ra số tiền bạn nên chi cho mỗi khách truy cập vào trang web của mình.
Sau khi đã chọn được loại tiền tệ và ngân sách mà mình mong muốn, hãy ấn vào nút save và chuyển sang bước tiếp theo của việc thiết lập google ads.
Bước 3: Chọn Target Audience
Ở bước này, bạn có thể lựa chọn vị trí địa lý cho đối tượng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận.
Tính năng này nhằm đảm bảo cho quảng cáo của bạn chỉ có thể hiển thị cho người dùng (ở vị trí địa lý bạn đã chỉ định trước đó) thực hiện tìm kiếm bằng các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu.
Bằng việc sử dụng các lựa chọn nâng cao có sẵn của google ads, bạn sẽ có quyền truy cập vào các khu vực “ bán kính mục tiêu” mà mình muốn lựa chọn.
Tùy thuộc vào tính chất của doanh nghiệp mà bạn có thể điều chỉnh bán kính địa lý này. Có thể thành toàn bộ quốc gia hoặc trong nội thành của thành phố bạn lựa chọn.
Bạn cũng còn có thể điều chỉnh giá thầu tùy thuộc vào mỗi mục tiêu trong bán kính nhất định.
Bước 4: Chọn Network
Như đã nói ở trên, google ads có hai dạng quảng cáo chính đó là Google Search Network và Google Display Network.
Bạn sẽ cần dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp cũng như mục tiêu chiến dịch hướng đến để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho chiến dịch của bạn.
Đối với những người mới bắt đầu và doanh nghiệp nhỏ thì bạn nên lựa chọn GSN. Bởi vì nó sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho những người dùng đang tìm kiếm cụ thể các từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Quảng cáo GDN là lựa chọn tốt để có thể xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. Có thể nhắm các mục tiêu lại và thường có PPC thấp hơn rất nhiều so với loại hình quảng cáo GSN. Nhưng mức độ tiếp cận khách hàng của loại hình quảng cáo này cũng sẽ thấp hơn nếu không được đầu tư nhiều chi phí cho việc quảng cáo.
Bước 5: Chọn Keywords (từ khóa)
Google sẽ cho phép bạn chọn khoảng từ 15 đến 20 từ khóa để kích hoạt quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của google.
Nếu bạn cảm thấy 20 từ khóa là quá ít? Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể thêm vào nhiều từ khóa mới sau này khi chiến dịch này của bạn đã có tính ổn định.
Song song với việc chọn và nhập từ khóa,google sẽ còn cung cấp thêm cho bạn thanh “Search popularity” bên cạnh để hiển thị mức độ phổ biến của từ khóa mà bạn lựa chọn. Từ đó bạn có thể có lựa chọn từ khóa phù hợp hơn cho chiến dịch của mình.
Có một tuýp nhỏ dành cho bạn, hãy chọn các từ khóa chất lượng thay vì số lượng. Bạn nên lựa chọn một vài từ khóa mà bạn cảm thấy sẽ mang lại kết quả sẽ tốt hơn nhiều so với việc chọn 20 từ khóa liên quan nhưng chất lượng lại không được tốt.
Hãy luôn chú ý đến target audience trong quá trình lựa chọn keywords để có thể tối ưu lựa chọn của mình nhé!
Bước 6: Đặt giá thầu
Đặt giá thầu là số tiền mà bạn sẵn sàng trả cho mỗi người nhấp vào quảng cáo của bạn. Nguyên tắc ở đây là ai có giá thầu cao hơn, thì vị trí quảng cáo sẽ cao hơn và tốt hơn so với những ai có giá thầu thấp.
Nếu bạn và đối thủ cùng đặt chung cho mình 1 từ khóa, bạn trả tiền nhiều hơn thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở vị trí cao hơn quảng cáo của đối thủ.
Ở đây bạn sẽ có hai sự lựa chọn.
-
- Thứ nhất là cho phép Google tự động đặt giá thầu để có thể tối đa hóa lợi nhuận của bạn.
- Lựa chọn thứ 2 là đặt giá thầu bằng phương pháp thủ công. Phương pháp này thường có hiệu quả chi phí hơn là lựa chọn đầu tiên. Bạn có thể tìm hiểu thêm về từ khóa ở Google’s Keyword Planner để có thể đặt giá thầu một cách chuẩn xác hơn nhằm tối ưu hóa hiệu quả mà quảng cáo mang lại.
Nếu bạn là người mới,thì bạn nên đặt giá thầu tự động nhằm tránh những kết quả không mong đợi. Bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi lại thành cách đặt giá thầu thủ công sau khi bạn đã tự tin hơn với khả năng đặt thầu của mình.
Bước 7: Viết quảng cáo
Viết quảng cáo là phần quan trọng nhất trong suốt quá trình quảng cáo AdWords.
Content cho phần này cần phải rõ ràng và hấp dẫn. Nó phải đủ thuyết phục để người dùng, khách nhấp vào quảng cáo của bạn. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo thêm:
Biên tập nội dung
-
- Ngắn gọn: Bài quảng cáo thông thường sẽ không hiển thị được nhiều chữ, vì thế hãy viết thông điệp một cách ngắn gọn thôi nhé. tuy nhiên nó cũng cần phải có đủ các tiêu chí quan trọng.
- Tiêu đề rất quan trong: Tiêu đề là thứ đầu tiên người dùng sẽ nhìn thấy trên quảng cáo của bạn. Hãy đảm bảo rằng tiêu đề của bạn đủ thu hút để khách hàng nhấn vào quảng cáo của bạn.
- CTA rõ ràng: Bạn cần có CTA (Call-to-action: nút kêu gọi hành động) rõ ràng, hãy để đưa ra các hành động một cách chi tiết mà bạn muốn người dùng thực hiện. Nó sẽ thúc đẩy các khách hàng của bạn hành động theo những gì mà bạn muốn.
Cấu tạo của quảng cáo:
-
- Tiêu đề: AdWords cho phép bạn đặt 2 tiêu đề cho một quảng cáo trong chiến dịch, mỗi tiêu đề chỉ được phép chứa tối đa 30 ký tự. Hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan nhất, lưu ý nên chèn thêm các từ khóa mà bạn đã đấu thầu (ít nhất 1) trong tiêu đề của mình nhé.
- Mô tả: Không gian mô tả cho phép hiển thị tối đa là 80 ký tự. Nếu có thể, hãy bao gồm những ưu đãi hoặc giảm giá, cam kết của bạn (nếu có) trong phần này. Nội dung cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng, tránh các trường hợp sai chính tả hay câu cú khó hiểu gây khó hiểu cho khách hàng.
Bước 8: Tạo quảng cáo Google Ads
Khi bạn đã hoàn thành 7 bước ở bên trên, hãy nhấn vào nút save và tiếp tục đến bước cuối cùng của quy trình tạo quảng cáo.
Google sẽ hỏi thêm về thông tin thanh toán và những thông tin thêm về doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể sẽ bị tính thêm phí nếu sử dụng hết ngân sách đã đặt hoặc sau 30 ngày chạy quảng cáo.
Kết luận
Google Ads cần một khoản đầu tư lớn, về cả thời gian và tiền bạc, nhưng nó chắc chắn là một khoản đầu tư xứng đáng nếu bạn biết cách vận dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Hy vọng sau bài viết này Thiết Kế Web – Dessite.vn có thể giúp bạn đến gần hơn với Google Ads cũng như chính sách cách sử dụng nó một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công! Nếu có bất cứ câu hỏi cũng như thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận phía bên dưới hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Thiết Kế Web – Dessite.vn để được hỗ trợ một cách nhanh nhất bạn nhé.
Dessite là đơn vị hàng đầu giúp bạn có thể chạy chuyển đổi google ads cũng như tối ưu google ads một cách hiệu quả nhất! Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi.